Tổng hợp mẫu test case viết bằng Excel
Mục lục nội dung
Test case là thuật ngữ để chỉ trường hợp kiểm thử, còn được viết tắt là TCs, đơn vị nhỏ nhất của Test plan. Để kiểm tra các tình huống có thể xảy ra giúp cho Người kiểm (Tester) xác định một hệ thống phần mềm, ứng dụng hay một chức năng ứng dụng có hoạt động đúng hay không. Bài viết dưới đây Excel.net.vn sẽ chia sẻ với bạn các mẫu test case viết bằng Excel.
Test case không còn mấy xa lạ với các bạn đang làm về mảng Công nghệ thông tin. Để thực hiện một Kiểm thử, có rất nhiều thông tin và danh sách mà Tester cần thống kê và điền vào trong quá trình thực hiện Kiểm thử.
Trước tiên để viết được Test case, bạn cần xác định được các yếu tố cơ bản sau:
- Bước 1: Xác định mục đích kiểm (testing)
- Để giải bài tập bạn cần phải hiểu rõ mục đích và nhu cầu của đề bài đúng không? Khi bắt đầu viết Kiểm thử (Test case), bạn cần phải hiểu được mục đích và nhu cầu của hệ thống mà mình sẽ kiểm.
- Bước 2: Xác định hiệu xuất kiểm
- Trong một hệ thống phần mềm, sẽ chia nhỏ nhiều Module để dễ xử lý. Bạn cần hiểu được chức năng, dữ liệu của Module và cả phạm vi ảnh hưởng của Module đó trong cả hệ thống phần mềm. Khi đó bạn mới có thể viết được kịch bản kiểm thử hoàn chỉnh và đảm bảo rằng hệ thống phần mềm đang được xây dựng đúng hướng.
- Bước 3: Xác định yêu cầu phi chức năng
- Các yêu cầu phi chức năng là các yêu cầu về phần cứng, hệ điều hành, tốc độ xử lý vi mạch, khía cạnh an ninh, dữ liệu hoặc các tập tin dữ liệu cho việc kiểm thử. Ngoài ra cần lưu ý tới các vấn đề về thời gian đăng nhập hệ thống, số lượng truy cập, dữ liệu lưu trữ … nếu như bạn xây dựng hệ thống phần mềm trực tuyến.
- Bước 4: Xác định biểu mẫu Kiểm thử
- Mỗi trường hợp kiểm thử yêu cầu cần có giao diện, chức năng, khả năng tương thích và hiệu suất phù hợp với mỗi Module. Và cần phù hợp với logics của hệ thống phần mềm.
- Bước 5: Xác định sự ảnh hưởng giữa các Module
- Trước tiên, ta phải xác định được chức năng của 1 Module và sự ảnh hưởng của nó với các Module còn lại trong hệ thống phần mềm, đảm bảo tính logics, nối tiếp, khớp nối liền mạch của hệ thống.
- Trong cùng một hệ thống phần mềm, các Module thường có sự ảnh hưởng và tương tác lẫn nhau. Một Kiểm thử tốt là được thiết kế để có thể che phủ được sự ảnh hưởng và tương tác dữ liệu giữa các Module.
1. Cấu trúc của biểu mẫu Test Case
Một bộ test case thường bao gồm: mã test case, tên test case, dữ liệu đầu vào (input), mục đích thực hiện test, sự kiện (event) hoặc hành động (action) các bước thực hiện và các kết quả mong đợi (expected response).
- Module name: Mô tả ngắn gọn về Chương trình/ phần mềm chuẩn bị thực hiện Kiểm thử.
- Test Case ID: Giá trị cần để xác định số lượng trường hợp cần để Kiểm thử.
- Chức năng (Function): Dựa theo chức năng của hệ thống phần mềm và các Module, chúng ta có thể chia nhỏ các Chức năng ra để tạo Kiểm thử rõ ràng hơn.
- Est Priority: Mức độ ưu tiên cho các Kiểm thử. Thường có các giá trị: High (Cấp thiết), Medium (Trung bình), Low (Thấp).
- Test Case Description: Mô tả các điều kiện cần thiết để được kiểm thử.
- Test objective: Mô tả ngắn gọn cho người kiểm tra biết họ sẽ kiểm tra chức năng gì. Sau đó dựa vào chức năng của hệ thống, chia nhỏ các Chức năng ở trên để tạo Kiểm thử rõ ràng hơn.
- Pre-condition: Bất kỳ yêu cầu cần được hoàn thành trước khi thực thi trường hợp Kiểm thử.
- Test Data: Những dữ liệu cần chuẩn bị để Kiểm thử.
- Test Steps: Các Bước thực thiện để Kiểm thử.
- Test parameters: Các tham số được chỉ định cụ thể cho một Kiểm thử.
- Expected results: Kết quả mong đợi từ các bước thực hiện Kiểm thử trên.
- A result: Kết quả thực tế khi thực hiện Kiểm thử trên hệ thống phần mềm so với kết quả mong đợi. Thông thường sẽ là pass (Đạt), fail (Lỗi) và pending (Chờ).
- Comments: Cột này dùng để note lại các ghi chú, chụp hình lỗi, thông tin khác khi thực hiện Kiểm thử.
Ngoài ra bạn có thể thêm 1 số cột như: Tester (người thực hiện test), Date (ngày thực hiện test),…
2. Một số biểu mẫu Test case bằng Excel
Các bạn có thể tham khảo một số biểu mẫu Test case từ đơn giản tới phức tạp sau đây:
Mẫu test case thử trường hợp kiểm tra chấp nhận của người dùng
Mẫu test case kiểm tra xem trước phát hành
Mẫu test case đơn giản
Mẫu test case đầy đủ
3. Mẹo sử dụng Excel linh hoạt cho mẫu Test case
Excel.net.vn giới thiệu bạn một số hàm / công thức có thể sử dụng trong mẫu Test case bằng Excel
Hàm ROW để đánh số tự động tăng
Cú pháp:
ROW()-a |
Trong đó: a là số lượng dòng từ đầu tới dòng bắt đầu đánh số thứ tự.
Ví dụ bạn muốn đánh số thứ tự 1 bắt đầu từ dòng thứ 2 thì a sẽ là 1:
Công cụ Data Validation để tạo Select Box trong cột kết quả A result
Cột kết quả thường có 3 giá trị: Đạt (Pass), Lỗi (Fail), Chờ giải quyết (Pending)
Bước 1: Tạo danh sách các lựa chọn cần làm. Bạn nên tạo danh sách này trên một sheet khác của excel, tuy nhiên ở đây Excel.net.vn tạo trên cùng sheet để các bạn dễ hình dung.
Bước 2: Chọn ô của cột cần tạo Select Box. Ví dụ bạn chọn ô I2.
Bước 3: Chọn Data trên thanh công cụ (1) -> Data Validation (2) rồi chọn Data Validation.
Bước 4: Trên hộp thoại Data Validation bạn kéo danh sách trong mục Allow chọn List.
Bước 5: Mục Source bạn chọn vùng dữ liệu chứa danh sách rồi nhấn OK.
Sau đó bạn quay về ô tích vào dấu mũi tên để lựa chọn kết quả.
Để tải về Tổng hợp mẫu test case viết bằng Excel bạn hãy nhấn vào link dưới đây:
tong-hop-mau-test-case-viet-bang-excel.rar
Trên đây Excel.net.vn đã chia sẻ với bạn Tổng hợp mẫu test case viết bằng Excel chuẩn nhất hiện nay. Chúc bạn thao tác thành công!
Viết bình luận